Tưởng nhớ Phạm_Văn_Nghị

Phạm Văn Nghị mất, có rất nhiều câu đối, thơ điếu. Giới thiệu hai câu:

Phu tử tiên thiên hạ chi ưu, kỷ độ thăng trầm thân thế;Đệ tử thị tiên sinh do phụ, bách niên tồn một thủy chung.Tạm dịch:Tiên sinh lo việc trước người đời, thân thế nổi chìm ôi mấy độ;Đệ tử coi thầy như cha, mất còn chung thủy mãi trăm năm.(Tống Duy Tân)Tích yên, nghĩa lỗ nhân can, Độc Bộ ba đào câu nộ sắc;Kim dã, nghiêm sương hàn lộ, Hoa Lư thảo thụ đối sầu nhan.Tạm dịch:Xưa chèo nghĩa buồm nhân, Độc Bộ cồn cồn sóng giận;Nay băng đông sương giá, Hoa Lư ảm đạm cây sầu.(Khuyết danh)[6]

TAM ĐĂNG HOÀNG GIÁP HẠ THỌ

Kiều sở Ngô châu thuyết đại phương/Bách tùng trinh cốt ngạo hàn sương/Dân niên sở thường khám thần đoán/Bái khánh đình gian phủ liệt chương/Nhất kiến Giang đồn, thiên địa khoát/Bán song sơn động, thạch tuyền hương/Tường kim kế tiết tri đa nhật/Vị trụy tư văn chính mạch trường/

Môn sinh NGUYỄN QUANG BÍCH

Dịch thơ : Chót vót châu ta bậc đại phương /Bách tùng ngạo nghễ cợt phong sương /Sớ tâu tuổi hạc, lệnh trên nghỉ /Áo mũ sân hoè, lễ thọ dâng /Một kiếm sông ngăn, trời đất rộng /Nửa non động khép, đá thơm hương Bám tay ngày hãy còn dài lắm /Mạch chính nền văn vẫn vững vàng /

Nguyễn văn Huyền dịch

Để ghi nhớ công đức của Phạm Văn Nghị, nhân dân đã lập đền thờ ở Sĩ Lâm và ở Tam Đăng (cả hai nơi này đều được công nhận là di tích lịch sử văn hoá). Hàng năm lễ hội tưởng niệm được tổ chức tại Sĩ Lâm (xã Nghĩa Lâm) vào ngày 14 và 15 tháng Giêng (âm lịch), và tại Tam Đăng vào ngày 12 tháng Chạp (âm lịch).

Ngoài ra, tên ông còn được chọn để đặt tên cho nhiều đường phố trong cả nước Việt Nam, trong đó có tên đường trước cửa Trường THPT Phạm Văn Nghị đoạn từ ngã tư Mậu Lực đến cầu Yên Thắng; tên đường trước học viện cảnh sát, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội; đường Phạm Văn Nghị ở thành phố Nam Định, thành phố Ninh Bình (đường Phạm Văn Nghị, phường Đông Thành), thành phố Đà Nẵng , thành phố Vũng Tàu (đường Phạm Văn Nghị, phường Thống Nhất)..

Chú thích